Thông báo chuyển nhà mới

Chào các bạn độc giả thân thiết

Đã được một thời gian kể từ khi mình chuyển địa chỉ trang Web kienlangthang.wordpress.com sang địa chỉ kienlangthang.com nhằm có một ngôi nhà mới đẹp hơn, khang trang hơn.

Hầu hết mọi người đều đã biết việc này. Tuy nhiên mình cũng khá bất ngờ khi vẫn có một số bạn mới tìm đến và subscribe cho trang web cũ này (có lẽ do google chăng?)

Vậy nên mình xin thông báo lại là từ giờ mọi bài viết cũng như hoạt động mình đều chuyển sang địa chỉ kienlangthang.com nhé.  Các bạn subscribe cho trang mới này để nhận được thông báo khi có bài viết mới. Ngoài ra thì các bạn cũng có thể theo dõi page Kiến lang thang trên facebook của mình, các bài viết mới mình đều chia sẻ thông qua trang này nên các bạn cũng có thể sớm cập nhật nó.

Hy vọng một ngày ngôi nhà nho nhỏ của mình sẽ trở nên nổi tiếng, biết đâu đấy 🙂 

 

8 lầm tưởng về nghề CopyWriter ( Part 1 )

Một số bạn mới vào nghề thường có những nhận định khá sai lầm về CopyWriter. Sau đây mình sẽ tổng hợp lại một số điều mà các bạn hay hiểu sai nhất để mọi người đều có cái nhìn đúng đắn hơn về cái ngành nghề còn khá non trẻ này.

  1. Những người viết báo, viết văn giỏi sẽ là CopyWriter giỏi ?
    Đây là nhận định sai lầm phổ biến nhất mà mình hay gặp. Mặc dù không thể phủ nhận là các bạn hay viết báo, viết sách giỏi sẽ có lợi thế trong việc làm CopyWriter, tuy nhiên CopyWriter là một ngành nghề khá đặc thù khác hẳn với các công việc viết lách kia. Có khá nhiều những người CopyWriter giỏi trên thế giới có công việc không hề liên quan đến công việc viết lách ( Nổi tiếng nhất là Ogilvy ). Nhà văn giỏi ở việc sử dụng từ ngữ và phong cách viết của chính họ trong việc hấp dẫn người đọc. Còn CopyWriter thì phải biết vận dụng tùy từng đối tượng khách hàng mà sử dụng phong cách viết khác nhau. Việc khó từ bỏ văn phong của chính mình để viết cho nhiều loại khách hàng chính là một điểm yếu của nhà văn, nhà báo so với CopyWriter. Ngoài ra việc bị bó buộc viết về sản phẩm của khách hàng cũng là thứ ít khi nhà văn – những người viết khá phụ thuộc cảm xúc – có thể làm tốt hơn CopyWriter
    Các bạn có thể xem thêm ở đây

  2. Cứ viết nhiều là sẽ viết hay ?
    Điều nay đúng nhưng không hoàn toàn chính xác. Viết nhiều sẽ cho ta kĩ năng viết mạch lạc và cách sử dụng từ ngữ. Tuy nhiên CopyWriter là một nghề đòi hỏi phải có những trải nghiệm sống và một đầu óc nhạy bén, sáng tạo để kết nối và có góc nhìn mới lạ. Chính vì thế đối với CopyWriter mà nói, viết nhiều chưa chắc đã hay nhưng nếu bạn có thêm sự trải nghiệm, kiến thức xã hội đủ rộng chắc chắn bạn sẽ là một CopyWriter giỏi. Vậy nên đừng viết quá nhiều các bạn ạ, hãy ra ngoài kia và tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra ở ngay xung quanh nơi các bạn đang sống.
  3. CopyWriter là phải có bằng cấp ?
    Sai hoàn toàn luôn ! Nghề này chẳng có trường lớp nào dạy và cũng chẳng có chỗ nào cung cấp bằng cấp cho bạn cả. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm sống khác nhau và sẽ có chuyên môn về những mảng khác nhau. Do đó điều bạn cần khi đi xin việc CopyWriter hoàn toàn không phải tấm bằng gì cả mà là những bài viết của bạn nhé.
  4. CopyWriter chỉ dành cho một số người ?
    Có thể nói một cách chính xác rằng CopyWriter có thể là BẤT KÌ AI ( Đầu bếp, nhân viên ngân hàng, nội trợ..) nhưng KHÔNG PHẢI AI cũng có thể làm CopyWriter. Có rất nhiều yếu tố quyết định việc bạn có thể làm CopyWriter được hay không, trong đó sự nhạy cảm, thấu hiểu tâm lý và trải nghiệm cuộc sống là những điều tối quan trọng mà một CopyWriter cần có.

  5. CopyWriter là đi viết bài SEO ?
    Có một điều khá buồn cười là vẫn có nhiều bạn nghĩ rằng làm CopyWriter là đi viết bài SEO. Công việc của CopyWriter khá đa dạng và còn nhiều việc khác như viết Sale Letter, Storyborad, Slogan, lên Concept, Tagline… Viết bài SEO thường là công việc liên quan nhiều đến Content Writing nhiều hơn.
  6. CopyWriting và ContentWriting là một ?
    Điều này là không sai cũng không đúng. Căn bản là hai cái hoàn toàn khác nhau: Một là kĩ năng, một là công việc. CopyWriting đơn giản là viết hay để kêu gọi hành động từ người đọc. ContentWriting là tạo nội dung hữu ích, thú vị để hấp dẫn người kết nối với Website, fanpage… mà trong đó Content không nhất thiết phải là chữ mà có thể là hình ảnh, video… Người làm Content nếu biết áp dụng CopyWriting vào công việc thì sẽ khiến content của mình hấp dẫn, có sức thuyết phục hơn và ngược lại một người CopyWriter nếu có tư duy của Content Marketing sẽ giúp cho bài viết của mình mang tính hữu ích hơn cho độc giả.
    Có thể xem thêm tại đây

  7. CopyWriter thì kĩ năng viết là quan trọng nhất ?
    Cái này có thể là ý kiến chủ quan của mình. Nhưng mình luôn cho rằng idea hay sự sáng tạo ( có trong idea ) mới chính là vũ khí quan trọng nhất đối với các CopyWriter chứ không phải kĩ năng viết. Có thể là bạn chưa viết hay nhưng một bài viết nếu có idea hay đưa cho người đọc những góc nhìn thú vị thì vẫn có thể hấp dẫn người đọc. Ngược lại bài viết không đưa ra được điều gì mới thì dù có viết hay cũng không khác nào hàng Tàu kém chất lượng nhưng có mẫu mã đẹp cả.
  8. Làm CopyWriter là nói dối ?
    Đây là hiểu lầm tai hại nhất mà mọi người vẫn nghĩ về CopyWriter. Ngay cả một số người làm nghề CopyWriter cũng nghĩ về mình tiêu cực như vậy. Thực ra “nói dối” là nói sai sự thật. Còn CopyWriting thì khác, đây là kĩ năng giúp chỉ ra cho mọi người thấy những mặt hấp dẫn về sản phẩm, những tác dụng mà mọi người chưa thấy, chưa ngờ tới. Không có gì điều gì là xấu khi ta “khoe” với mọi người những điều chúng ta có thể giúp được cho họ phải không ?

Advertising and the role of creativity

There are a lot of reasons that brands advertise. It might be to generate awareness. Increase consideration. Build traffic. Deliver an offer. Drive sales. Induce loyalty. Inspire sharing. Get liked. Start a conversation. But simply, advertisers advertise to call people to action. Maybe it’s to get a consumer to buy something right now. Every brand wants that. But long-term thinking also demands that sometimes our only purpose is to get people to like us. Or talk about us. Or see us in a positive light.

TVC keo Appolo – Một Lần Chạm Là Một Đời Gắn Kết

Một TVC khá hay tại VN của của sản phẩm keo Appolo. Đây là một nhãn hàng khá dũng cảm khi dám làm TVC dạng đánh vào emotion của mọi người chứ ko nhắc đến quá nhiều sản phẩm. Hãy cùng chờ và xem thử thành công của TVC này đến đâu

Brief mẫu cho các CopyWriter

Brief là gì ? Đó đơn giản là bản tóm tắt yêu cầu của khách dành cho những ai làm công việc ” Đi Khách” – trong đó có CopyWriter. Việc Brief để lấy thông tin khách hàng là việc quan trọng đầu tiên trước khi ta bắt tay vào viết bài. Đối với những bạn CopyWriter chưa có kinh nghiệm thì việc bỏ sót, thiếu thông tin khi họp với khách hàng là điều khó tránh khỏi. Việc này sẽ dẫn đến việc khó khăn khi viết bài cũng như chất lượng không được như ý khách hàng. Việc có một bản Brief mẫu khai thác đầy đủ những thông tin quan trọng, yêu cầu từ khách sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giúp tránh việc hiểu sai yêu cầu của khách.

CÀNG NHIỀU THÔNG TIN CÀNG HỮU ÍCH

Hãy nhớ rằng càng đặt ra nhiều câu hỏi sẽ càng giúp chúng ta có một bức tranh tổng thể rõ ràng hơn về những gì mình phải viết. Sau đây là một loạt câu hỏi mà một bản brief nên có và nhiệm vụ của bạn là ngồi xuống với khách hàng để làm làm rõ chúng. Hãy tin tôi đi, có thể sẽ hơi vất vả lúc đầu nhưng sẽ giúp bạn rất dễ dàng trong khâu viết bài. Khó có khách hàng nào có thể bắt bạn sửa theo hướng khác khi ta cho họ thấy chính những yêu cầu mà họ đã ghi ra trong bản brief rồi.

BẢN BRIEF DÀNH CHO COPYWRITER

  1. Khách hàng là ai ?
    – Tên công ty, thương hiệu, lịch sử, vision, sứ mệnh…
  2. Sản phẩm, dịch vụ mà cung cấp ?
    – Tên, logo, slogan…
  3. Sản phẩm/ dịch vụ của công ty giúp gì cho mọi người ?
    – Những vấn đề trực tiếp nào của khách bạn sẽ giải quyết ?
    – Còn vấn đề gián tiếp nào hưởng lợi từ sản phẩm của bạn không ?
  4. Mục tiêu mong muốn sau bài viết
    – Muốn mọi người mua hàng ? Tham quan website ? Đăng ký ? Dùng thử ? tham dự sự kiện ?….
  5. Điểm khác biệt của công ty  ( Unique Selling Point ) là gì ?
    – Lợi điểm bán hàng khiến cho công ty khác biệt với các công ty khác trên thị trường.
    – Ví dụ: rẻ hơn, chức năng mới hơn, bền hơn,
    – Một sản phẩm có thể có 1 hoặc nhiều USP. Hãy nghiên cứu kĩ USP của khách hàng và chọn ra trong số đó 1 hoặc 2 USP mà bạn nghĩ khách hàng sẽ quan tâm nhất và stick với nó trong cả bài viết.
  6. Lý do để tin tưởng ? ( Reason To Believe )
    – Nghiên cứu, khoa học chứng minh ?
    – Case Study, câu chuyện thực tế
    – Cảm nghĩ của khách hàng ( testimonials ), Review của khách
  7. Những ai là đối thủ cạnh tranh của công ty ?
    – Tên những công ty có sản phẩm tương tự
    – Họ có gì nổi bật hơn ? SP có gì khác so với SP của công ty ?
  8. Độc giả hướng đến ở đây là ai ? ( Càng chi tiết càng tốt )
    -Họ là ai ? ( giới tính, độ tuổi, công việc ? )
    -Họ ở đâu ? ( TP nào ? Nông thôn hay thành thị ? )
    -Tính cách/ phong cách sống của họ ? ( Họ nghĩ gì ? Quan tâm tới gì ? Tiêu tiền vào đâu ? Thời gian họ dùng vào việc gì ? Họ giải trí bằng cách nào ? )
    -Ai là người ảnh hưởng đến họ ? ( Người thân ? Thần tượng ? Đồng nghiệp ? Báo chi, truyền hình, báo mạng…)
  9. Thông điệp công ty muốn truyền tải ? ( Key Message )
    – Chọn một thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải để thể hiện nó trong phần headline và cả bài viết. Điều gì công ty đang cố nói với khách hàng ?
  10. Bạn muốn mọi người cảm nhận gì sau khi nhận được thông điệp này ( mục tiêu truyền thông ) ?
    – Độc giả sẽ cảm thấy sợ hãi ( Vì lời cảnh báo cho vấn đề mà họ chưa biết ) hay cảm thấy vui mừng ( vì tìm ra giải pháp cho vấn đề của họ ) hay cảm thấy tiếc nuối ( vì đã ko thử sản phẩm sớm hơn )…
  11. Mood & Tone
    – Văn phong cho bài viết này là gì ( Nhẹ nhàng, formal, khoa học, tình cảm…)
    – Một số ví dụ ( yêu cầu khách đưa link 1 số bài viết có văn phong tương đương mà họ muốn áp dụng cho bài viết này  )
  12. Bài viết này sẽ đăng ở đâu ?
    – Website ? báo giấy ( tiếp thị & gia đình, tuổi trẻ, thanh niên…)? Báo mạng ( kenh14, webtretho, vnexpress …) ?, email ? Direct letter ?
    – Mỗi kênh truyền thông sẽ yêu cầu và khác nhau. Do đó việc xác định bài viết sẽ đăng ở đâu giúp cho bạn hướng đến cách viết phù hợp với văn phong từng nơi và đối tượng độc giả ở đó. Ngoài ra việc này còn giúp cho bài viết của bạn tránh bị edit quá nhiều khi đăng ở những tờ báo có yêu cầu khắt khe.
  13. Yêu cầu thêm ?
    – Khách hàng có nhắn nhủ gì thêm ? Có điều gì đặc biệt mà ta cần chú ý ? Có điều gì cần tránh ? Có điều gì cần thay đổi so với những bài viết trước ?…
  14. Một số tài liệu về công ty, sản phẩm, bài viết trước đây ( Nếu có )
  15. Timeline / Người liên lạc /
    – Xác định timeline chi tiết cho bài viết: ngày gửi ý tưởng, ngày gửi dàn bài, ngày hoàn thiện, deadline…Hãy chia nhỏ công việc của bạn thành nhiều phần & liên tục liên lạc với khách để họ biết về hướng đi cũng như tiến độ của ta. Việc đồng ý với nhau theo từng khâu sẽ giúp tránh việc sửa bài quá nhiều gây mệt mỏi cả 2 bên.

Hãy luôn nhớ rằng bản Brief chính là bước đầu tiên trong mối quan hệ làm ăn giữa 2 bên: CopyWriter vs Khách hàng. Do đó hãy cẩn thận để tìm sự thống nhất với khách hàng ngay từ bản Brief này. Ngay cả những khách hàng khó tính nhất cũng sẽ không thể làm khó bạn nếu như chúng ta biết cách làm việc khoa học ngay từ đầu. Chúc các bạn may mắn trên con đường ” Đi khách” đầy chông gai này nhé.

Viết Quảng Cáo Theo Phong Cách Ogilvy

Những điều nên ghi nhớ để viết nội dung quảng cáo hiệu quả:

  • Viết quảng cáo ở ngôi số ít như đang trò chuyện 1 on 1 với người đọc. Họ đọc quảng cáo của bạn khi họ 1 mình.
  •  Sử dụng câu ngắn và đoạn văn ngắn. KHÔNG dùng từ khó hiểu.
  • Không viết văn theo cấu trúc mở-thân-kết.
  • Hãy viết quảng cáo của bạn như kể một câu chuyện.
  • Không dùng phép liên tưởng, vì người đọc sẽ không hiểu.
  • Không dùng phép so sánh tuyệt đối (Nhất, Số 1…). Người đọc không tin vào những điều đó.
  • Nếu bạn thêm vào mẫu quảng cáo nhận xét của những khách hàng khác, điều đó sẽ làm quảng cáo của bạn có vẻ đáng tin hơn.
  • Nhận xét của người nổi tiếng có độ gợi nhớ cao, nhưng người đọc sẽ nhớ về người nổi tiếng nhiều hơn nhớ về sản phẩm của bạn.
  • Nhận xét của chuyên gia (9/10 bác sĩ khuyên dùng…) lại có độ tin cậy cao.
  • Cố gắng đưa giá của sản phẩm vào mẫu quảng cáo nếu được, nó sẽ tác động trực tiếp đến việc khách hàng có muốn mua hay không ngay thời điểm đọc thay vì bỏ qua và lãng quên.

10 Advertising Quotes ( Part 1 )

1.Packaging doesn’t matter when your product is shit !

2. Brand can only be advocated since peopole try your products

3. Never be the second at anything

4. Advertising truth: Creating advertising is largely precision guessing

5. Who care about Advertising ?

6. Are you doing advertising ?

7. So beware of your competitor

8. A lot of time people don’t really know what they need

9. Advertising is about creating the need for things

10. Just Remember !

21 Dạng Content Thường Gặp

  1. Content gợi ý  cuộc đời chúng ta rất ngắn
  2. Content nhắc nhở rằng giấc mơ của chúng ta có thể thành hiện thực
  3. Content cho chúng ta niềm tin vào những điều lớn lao hơn
  4. Content nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta rất quan trọng
  5. Content nhắc nhở chúng ta về những điều rất đỗi căn bản mà ta đã quên
  6. Content có cái kết gây bất ngờ cho tất cả
  7. Content kể cho chúng ta một câu truyện
  8. Content đưa chúng ta vào một cuộc phiêu lưu
  9. Content truyền cảm hứng cho chúng ta hành động
  10. Content dạng hài hước khiến cho chúng ta cười
  11. Content khiến cho chúng ta khóc ( vì vui, vì buồn )
  12. Content dạng bộc lộ bí mật
  13. Content gây ngạc nhiên
  14. Content động viên mọi người không bỏ cuộc
  15. Content nhắc nhở chúng ta đều là duy nhất và khuyến khích chúng ta sống theo cách mình muốn sống
  16. Content nhắc nhở chúng ta rằng vẫn còn nhiều hơn thế nữa
  17. Content khẳng định lại giả định, nghi ngờ của chúng ta
  18. Content dạng thách thức lại những giả định của chúng ta
  19. Content mang tính bổ ích / giáo dục trong khi vẫn mang tính giải trí
  20. Content cho chúng ta niềm tin chàng David nhỏ bé vẫn thắng được gã Goliath khổng lồ.
  21. Content cho chúng ta 1 cái nhìn mới mẻ về những điều bình thường nhất.

Tài Liệu về CopyWriter

Tài liệu về Insight ( Part 1 )

Một số tài liệu khá hay và đầy đủ về Insight ( Nguồn Slideshare )